1.1. Giới thiệu chương trình
Chương trình đào tạo Kỹ thuật Công nghệ Hoá học do Viện Môi trường xây dựng, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thẩm định và ban hành. Chương trình có tham khảo các chương trình của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Khoa học Tự nhiên- ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TP. Hồ Chí Minh; Trường Đại học Cần Thơ. Chương trình được định kỳ rà soát, cập nhật, chỉnh sửa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đối với sinh viên tốt nghiệp cũng như đáp ứng đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Người học khi tham gia chương trình được đào tạo không chỉ về kiến thực mà còn được rèn luyện cả về kỹ năng, thái độ đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như một số yêu cầu quốc tế khác đối với năng lực của người lao động trong thế kỷ 21.
1.2. Thông tin chung về chương trình
Tên chương trình: |
CTĐT cử nhân Kỹ thuật Công nghệ Hoá học |
Cơ quan/Viện trao bằng cấp: |
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam |
Các đơn vị tham gia giảng dạy: |
Trường Đại học Hàng hải Việt Nam |
Chứng nhận chuyên môn: |
Bằng đại học |
Học vị sau tốt nghiệp: |
Cử nhân |
Mô hình học tập: |
Toàn thời gian |
Tổng số tín chỉ: |
135 |
Ngôn ngữ sử dụng: |
Tiếng Việt, Tiếng Anh |
Thời lượng đào tạo: |
4 năm (8 học kỳ)/4,5 năm (9 học kỳ) |
Website: |
|
Cập nhật lần cuối: |
Tháng 9/2023 |
1.3. Triết lý giáo dục
Triết lý giáo dục của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: “Trí tuệ - Sáng tạo - Trách nhiệm - Nhân văn”.
1.4. Nhiệm vụ/sứ mạng của chương trình
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chiến lược phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc, hội nhập quốc tế.
1.5. Mục tiêu của chương trình
Mục tiêu của chương trình là đào tạo cử nhân chuyên ngành Kỹ thuật Công nghệ hoá học. Những người tốt nghiệp chương trình này có khả năng triển khai, vận hành thiết bị và quy trình sản xuất trong lĩnh vực Hoá học, năng động, thích ứng với mọi môi trường làm việc, có khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phục vụ phát triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế.
1.6. Chuẩn đầu ra của chương trình
Ký hiệu:
Khung TĐQG (K1-K5/ S1-S6/ C1-C4).
Một số chữ viết tắt:
CĐR Chuẩn đầu ra;
CTĐT Chương trình đào tạo;
TCKĐ Tiêu chuẩn kiểm định;
TĐQG Trình độ quốc gia;
TĐNL Thang đo năng lực;
GDTC Giáo dục thể chất;
GDQP-AN Giáo dục Quốc phòng - An ninh.
Những người tốt nghiệp chương trình Kỹ thuật Công nghệ hóa học có các năng lực sau:
TT |
Nội dung |
Mức TĐNL |
Tham chiếu Khung TĐQG, TCKĐ |
---|---|---|---|
1 |
KIẾN THỨC VÀ LẬP LUẬN NGÀNH |
|
|
1.1 |
Kiến thức cơ bản |
|
|
1.1.1 |
Trình bày được các quan điểm về triết học Mác -Lênin, kinh tế chính trị Mác -Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam và các tư tưởng của Hồ Chí Minh, hệ thống pháp luật Việt Nam. |
2 |
K2 |
1.1.2 |
Trình bày được các quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quốc phòng - an ninh, các kiến thức về quân sự chung. |
2 |
K1 |
1.1.3 |
Áp dụng các kiến thức cơ bản về toán và khoa học tự nhiên trong giải quyết các vấn đề kỹ thuật. |
3 |
K1, A1 |
1.2 |
Kiến thức cơ sở |
|
|
1.2.1 |
Áp dụng các kiến thức về hoá học để giải quyết các vấn đề kỹ thuật hoá học và môi trường. |
3 |
K1, A1 |
1.2.2 |
Tính toán các thông số kỹ thuật cho các quá trình, thiết bị cơ bản. |
3 |
K1, A1 |
1.3 |
Kiến thức ngành |
|
|
1.3.1 |
Lựa chọn vật liệu, nguyên liệu, phương pháp xử lý số liệu, phương pháp phân tích phổ, phương pháp tổng hợp và quy trình xử lý ô nhiễm môi trường phù hợp trong lĩnh vực hoá học. |
4 |
K1, A1 |
1.4 |
Kiến thức chuyên ngành |
|
|
1.4.1 |
Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình công nghệ sản xuất, lựa chọn quy trình công nghệ hiệu quả trong lĩnh vực hóa học. |
5 |
K4, K5, A1, A4 |
2 |
KỸ NĂNG CÁ NHÂN, NGHỀ NGHIỆP VÀ PHẨM CHẤT |
|
|
2.1 |
Kỹ năng giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất |
|
|
2.1.1 |
Thực hiện chính xác các động tác kỹ thuật chiến đấu bộ binh. |
3 |
S1 |
2.1.2 |
Thực hiện chính xác động tác kỹ thuật của ít nhất một môn thể thao đảm bảo rèn luyện sức khỏe cho người học. |
3 |
S1 |
2.2 |
Kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất |
|
|
2.2.1 |
Phối hợp khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề trong lĩnh vực hoá học và môi trường. |
4 |
S3, S4, A1 |
2.2.2 |
Tích hợp đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và khả năng tự đánh giá, cải thiện hiệu quả trong công việc. |
4 |
C1, C4, A4 |
3 |
KỸ NĂNG LÀM VIỆC THEO NHÓM VÀ GIAO TIẾP |
|
|
3.1 |
Có khả năng làm việc theo nhóm |
|
|
3.1.1 |
Phối hợp hoạt động hiệu quả trong một nhóm mà các thành viên cùng nhau lãnh đạo, tạo ra một môi trường hợp tác và hòa nhập, thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch nhiệm vụ và đáp ứng các mục tiêu. |
4 |
S1, S3, S4, S5, C1, C2, C3, C4 |
3.2 |
Có khả năng giao tiếp hiệu quả đối với nhiều đối tượng |
|
|
3.2.1 |
Có trình độ tin học văn phòng đạt MOS word ≥700 và excel ≥700. |
5 |
K3, A3 |
3.2.2 |
Có trình độ Tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ GDĐT. |
3 |
A3, S6 |
4 |
THỰC HÀNH Ý TƯỞNG, THIẾT KẾ, THỰC HIỆN VÀ VẬN HÀNH TRONG BỐI CẢNH DOANH NGHIỆP, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG - QUÁ TRÌNH SÁNG TẠO |
|
|
4.1 |
Bối cảnh bên ngoài xã hội |
|
|
4.1.1 |
Kết hợp các kiến thức về lý luận chính trị và điều kiện thực tế để chứng minh chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng. |
4 |
K2 |
4.1.2 |
Liên hệ thực tế dựa trên các kiến thức về kỹ thuật công nghệ hoá học để đưa ra đánh giá tác động của các giải pháp kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm phù hợp với nhu cầu xã hội đảm bảo phát triển bền vững. |
4 |
K2, A4 |
4.2 |
Bối cảnh kinh doanh và doanh nghiệp |
|
|
4.2.1 |
Thích ứng với vị trí, vai trò và trách nhiệm của người cử nhân kỹ thuật công nghệ hoá học tại các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế |
4 |
K5, A4 |
4.3 |
Năng lực triển khai |
|
|
4.3.1 |
Thích ứng trong việc quản lý, triển khai quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cụ thể trong lĩnh vực hóa học. |
4 |
K4, K5, A7 |
4.4. |
Năng lực vận hành |
|
|
4.4.1 |
Thích ứng trong việc quản lý, vận hành một số thiết bị trong lĩnh vực hóa học. |
4 |
K4, K5, A7 |
1.7. Cơ hội việc làm và học tập sau khi tốt nghiệp
Người tốt nghiệp chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật công nghệ hóa học có thể làm việc trong công ty, nhà máy, cơ quan ở các vị trí:
- Kỹ sư quản lý, vận hành quy trình sản xuất và thiết bị công nghệ hóa hữu cơ, vô cơ - vật liệu, lọc - hóa dầu,…;
- Kỹ sư tổ chức, điều hành sản xuất, kinh doanh và tham gia xây dựng dự án phát triển sản
xuất sản phẩm thuộc lĩnh vực hoá học;
- Chuyên gia nghiên cứu triển khai, xây dựng quy trình công nghệ, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực hoá học;
- Cán bộ phân tích kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm (dược phẩm, mỹ phẩm,…), cán bộ nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực hóa học.
- Nghiên cứu viên, giảng viên, giáo viên trong các cơ sở đào tạo,…