1. Tên chuyên ngành/chương trình: Kỹ thuật Hóa dầu
2. Giới thiệu chuyên ngành
Là chuyên ngành đã được đào tạo tại Viện môi trường – Trường Đại học hàng hải Việt Nam với mục tiêu đào tạo kỹ sư Kỹ thuật Hóa dầu có khả năng nghiên cứu phát triển cũng như triển khai ứng dụng các kỹ thuật chế biến dầu mỏ trong các lĩnh vực sản xuất của ngành. Kỹ sư KTHD ra trườngcó kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật chế biến dầu mỏ và có kỹ năng thực hành thuần thục về kỹ thuật hóa dầu, có khả năng tham gia điều hành toàn bộ quá trình sản xuất chính và các thiết bị trong ngành, có khả năng tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất ngành Công nghệ hóa dầu.
3. Tại sao chọn chuyên ngành?
Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Hóa dầu đã và đang khẳng định chất lượng của mình thông qua các điểm nổi trội dưới đây:
Chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở tham khảo các chương trình đào tạo kỹ sư Hóa dầu của các trường đại học hàng đầu ở Việt Nam và thế giới, được cập nhật thường xuyên theo đặc thù phát triển của ngành.
Môn học và giáo trình giảng dạy:
· Thông tin chi tiết về môn học, tài liệu, giáo trình được cung cấp đầy đủ cho sinh viên khi bắt đầu môn học.
· Nền tảng kiến thức được trang bị bài bản
· Chú trọng kỹ năng thực hành, năng lực tư duy sáng tạo và kĩ năng nghề nghiệp.
· Phát huy khả năng thích ứng với công việc, khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
· Nâng cao khả năng tiếng Anh, kĩ năng giao tiếp…
Đội ngũ giảng viên:
- Đội ngũ giảng viên cơ hữu tốt nghiệp từ các trường có uy tín trong nước và quốc tế; có kinh nghiệm giảng dạy và thực tế.
- Phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung tâm.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật:
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: Hệ thống phòng thực hành được trang bị đáp ứng nhu cầu đào tạo và đảm bảo tốt chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học.
- Các công ty, doanh nghiệp đối tác luôn tạo điều kiện để sinh viên được thực tập, tham gia triển khai các ứng dụng thực tế.
Khả năng thăng tiến trong công việc:
- Sinh viên có thể đi làm ngay sau khi tốt nghiệp.
- Khả năng gia tăng thu nhập và lương.
- Cơ hội tham dự và nhận học bổng từ các chương trình học tập, giao lưu quốc tế.
4. Cơ hội việc làm
Với nền tảng kiến thức vừa rộng và sâu, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc với nhiều vị trí khác nhau theo nhu cầu của xã hội, như tại các nhà máy, xí nghiệp, kho xăng dầu, các trường đại học, viện nghiên cứu, Trung tâm ứng dụng và triển khai công nghệ chuyên ngành Kỹ thuật hóa dầu và các đơn vị hoạt động liên quan tới lĩnh vực hóa chất và dầu khí.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc:
- Kỹ sư hóa chất, dầu khí
- Trưởng nhóm phát triển các dự án lọc hóa dầu.
- Chuyên gia nghiên cứu và phát triển về công nghệ chế biến dầu mỏ.
- Chuyên viên kiểm định chất lượng sản phẩm chế biến từ dầu mỏ.
- Giảng viên, nghiên cứu viên.
5. Tôi có phù hợp ?
Để học ngành Kỹ thuật Hóa dầu bên cạnh năng lực tự học, khả năng tư duy sáng tạo, sự đam mê, người học cần phải có khả năng thích nghi, chủ động và làm việc nhóm.
Để đăng ký chương trình này, thí sinh sẽ chọn đăng ký xét tuyển một hoặc các nhóm môn thi: Toán, Lý, Hóa hoặc Toán, Lý, Anh hoặc Toán, Văn, Anh hoặc Toán, Hóa, Sinh theo quy chế Tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Học phí & hỗ trợ tài chính
Nếu có khác biệt so với mức chung của Nhà trường, đề nghị các Khoa/Viện/Công ty/Trung tâm nêu cụ thể.
7. Mục tiêu đào tạo
- Cung cấp cho sinh viên các kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật chế biến dầu mỏ đáp ứng nhu cầu của công nghiệp và xã hội
- Sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật Hóa dầu có kỹ năng thực hành thuần thục về kỹ thuật hóa dầu.
- có khả năng tham gia điều hành toàn bộ quá trình sản xuất chính và các thiết bị trong ngành, có khả năng tổ chức sản xuất và áp dụng các quy trình công nghệ vào điều kiện sản xuất thực tế tại các cơ sở sản xuất ngành Công nghệ hóa dầu..
- Sinh viên có kiến thức và kỹ năng xã hội phù hợp, có kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng làm việc độc lập và theo nhóm, có khả năng giao tiếp tiếng Anh trong công việc, học tập và nghiên cứu.
8. Nội dung chương trình
Chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức:
- Kiến thức chuyên ngành chính:
- Giới thiệu về công nghệ thăm dò, khai thác dầu và khí tự nhiên; Hóa học dầu mỏ và khí; Công nghệ chế biến dầu mỏ; Công nghệ chế biến khí tự nhiên và khí đồng hành; Công nghệ tổng hợp hóa dầu; Xúc tác trong công nghệ hóa dầu; Thiết bị phản ứng trong công nghệ lọc hóa dầu; Kỹ thuật an toàn trong công nghệ lọc hóa dầu; Sản phẩm dầu mỏ và phụ gia sản phẩm dầu mỏ; Kinh tế dầu khí,…
- Kiến thức cơ sở ngành:
- Hóa vô cơ; Hóa hữu cơ; Hóa lý; Hóa phân tích; Hóa học kỹ thuật môi trường; Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học; Kỹ thuật tiến hành phản ứng…
- Kiến thức khoa học cơ bản:
- Toán giải tích; Vật lý cơ năng lượng, nhiệt động lực học; Hóa đại cương,…
- Kiến thức lý luận chính trị:
- Nguyên lý cơ bản của CN Mác Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối CM của Đảng CSVN,…
- Kiến thức và kỹ năng khác:
- Pháp luật đại cương, Các vấn đề về môi trường và bảo vệ môi trường, Quản trị doanh nghiệp; Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; An toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; Tư duy phản biện, Kỹ năng giao tiếp, …
- Ngoại ngữ:
- Tiếng Anh chuẩn quốc tế (TOEIC) bao gồm 4 kỹ năng nghe, đọc, nói, viết.
9. Bằng cấp
Bằng Kĩ sư kỹ thuật Hóa dầu (thuộc hệ thống văn bằng quốc gia)
10. Thông tin tham khảo
Thí sinh có thể tham khảo thêm về Viện môi trường qua website: http://vienmoitruong.vimaru.edu.vn